Viết quảng cáo là một trong những công đoạn giúp thu hút được khách hàng nhiều hơn bằng cách sử dụng các ngôn từ hấp dẫn, lôi cuốn. Không đơn thuần chỉ là những câu chữ trong văn bản, khi nội dung phối hợp được tốt với hình ảnh thì sẽ mang lại một hiệu quả cực đỉnh. Vậy đâu là nghệ thuật viết bài quảng cáo thực thụ để thu hút khách hàng?

Nghệ thuật viết quảng cáo Copywriting tưởng không dễ mà dễ không tưởng
Bạn có thể đặt mình vào tình huống của một nhân vật với nhiệm vụ là phải gửi đi 10 email trong 1 ngày đến những khách hàng của mình và thuyết phục họ mua sản phẩm. Tuy nhiên, kết quả là hầu như bạn không nhận được một phản hồi nào.
Khi kiểm tra lại những nội dung mà bạn gửi đi, đó thật sự là một nội dung không gây hứng thú hay thậm chí còn khiến cho khách hàng khó chịu vì nội dung mail thực sự không hữu ích đối với họ. Nhưng sau khi hiểu được những nguyên tắc về nghệ thuật viết quảng cáo Copywriting dưới đây bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.
Có hai nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất: Gợi nên được những mong muốn để khách hàng chủ động tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của bạn và tuyệt đối không spam khách hàng với những nội dung không đúng với nhu cầu hiện tại của họ.
Thứ hai: đưa ra cho họ những giá trị khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm chứ không phải là yêu cầu khách hàng sử dụng.
Vận dụng trở lại những nguyên tắc nay cho mẫu email trong trường hợp trên chắc chắn bạn sẽ kinh ngạc với kết quả khi khách hàng không chỉ trả lời mà còn có xu hướng mua sản phẩm.
Giải mã về SEO Copywriting
Trước hết, bạn nên hiểu các thành phần cấu tạo nên SEO chính là Search, Engine và Optimization. Vậy SEO có nghĩa là dùng các hành động để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm trên Google.
Các hoạt động gồm có của một người làm SEO sẽ bao gồm: tìm kiếm danh sách các từ khóa mà bạn muốn xếp hạng, viết nội dung cho chính từ khóa đó và nỗ lực để nội dung này có thứ hạng cao đồng nghĩa với việc từ khóa có thứ hạng cao.


Một nội dung hữu ích còn được tận dụng để chuyển tải vào các hình thức khác như các video giáo duc, bán hàng hay đào tạo nội bộ; bài đăng trên các blog; kịch bản cho các hội thảo trên website; email cho những người bán hàng;….
Hiểu được Copywriting là gì và mục đích cuối cùng của nó. Hãy bắt tay ngay vào việc sản xuất các nội dung có nghĩa và bổ ích cho người đọc.