Core Web Vitals là một trong những chỉ số quan trọng mà nhà cung cấp dịch vụ Google đưa ra để đánh giá trang web. Tuy ra đời chưa lâu nhưng Core Web Vitals có tầm ảnh hưởng khá lớn và được các SEOer quan tâm. Core Web Vitals là gì chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây.
Core Web Vitals là gì?
Những ai làm trong dịch vụ SEO thì việc kiểm tra các chỉ số trên trang rất cần thiết, và công cụ thường dùng là Google Search Console. Tuy nhiên từ giữa năm 2020 công cụ này đã có những thay đổi nhất định và khiến nhiều người cảm thấy lạ lẫm.
Google Search Console trước đây có mục báo cáo tốc độ (Speed Report) đã biến mất, Core Web Vitals report đã thay thế. Core Web Vitals chính là chỉ số thiết yếu về trang web. Nó là công cụ dùng để tập hợp các chỉ số quan trọng cũng như các trải nghiệm của người dùng để đánh giá website.
Có thể bạn quan tâm: những tiêu chí đánh giá website
Vậy làm sao đo được Core Web Vitals? Chrome UX Report và Google Search Console chính là 2 công cụ đo lường chỉ số này giúp đánh giá một cách khách quan về performance thứ hạng điểm SEO. Mỗi trải nghiệm người dùng sẽ được các chỉ số trên thể hiện ở những khía cạnh khác nhau, tương ứng với các yếu tố:
Tốc độ tải trang
Khả năng tương tác
Tính ổn định khi hiển thị
Các chỉ số tương ứng tạo nên Core Web Vitals là gì?
Core Web Vitals được hình thành dựa trên các chỉ số nhỏ sau đây:
LCP (Largest Contentful Paint)
Khi trang tải xong thì chỉ số này sẽ hiển thị ở đầu trang giúp đo lường thời gian tải xuống nội dung hoàn tất. LCP được xem là tuyệt vời nếu đạt thời gian từ 2,5 giây trở lại.
FID (First Input Delay)
Chỉ số này thể hiện khoảng thời gian mà người dùng nào đó có sự phản hồi hoặc tương tác đầu tiên trên trang. Chỉ số FID đạt dưới 100 mili giây được xem là đã được tối ưu.
CLS (Cumulate Layout Shift)
Đây cũng là chỉ số quan trọng, nó giúp đo khối lượng hình ảnh bố trí trên website đột ngột bị dịch chuyển. Nói đúng hơn thì chỉ số này là điểm số thay đổi bố cục ở dạng tích lũy. Để chỉ số CLS ở mức điểm tốt nhất thì mỗi website cần đạt chỉ số này thấp hơn 0,1.
Nhìn chung Core Web Vitals là gì đi chăng nữa thì các yếu tố mà Core Web Vitals mang lại điều hữu ích với trang web. Core Web Vitals giúp cho chủ sở hữu website đánh giá chính xác tình trạng trang của mình. Giúp gia tăng tính tương tác và trải nghiệm của người dùng trên website ngày một tốt hơn.
Tầm quan trọng của Core Web Vitals trong SEO
Hiện nay làm SEO không còn là khái niệm xa lạ với bất kỳ ai am hiểu hoặc có biết sơ qua về web, về marketing. Làm SEO chủ yếu trên Google – công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Vì thế mỗi lần có sự thay đổi nào từ nhà cung cấp dịch vụ này cũng khiến cộng đồng SEOer “nín thở” dõi theo.
Làm SEO là luôn luôn cập nhật, luôn luôn đổi mới để bắt kịp xu hướng, tránh việc SEO trước đây đổ sông đổ biển. Khái niệm Core Web Vitals là gì và các chỉ số ảnh hưởng đến nó bạn đã tìm hiểu ở trên, vậy Core Web Vitals có vai trò gì trong SEO?
Theo chính sách mới của Google thì các trải nghiệm trên trang của người dùng sẽ trở thành yếu tố quyết định để SEO. Tất nhiên sự so sánh này là với các website có chất lượng nội dung được Google đánh giá là tương đương nhau.
Sản xuất các nội dung chuẩn SEO, hữu ích với người dùng thôi chưa đủ. Giờ đây để website được đánh giá cao hơn các SEOer cần tối ưu trải nghiệm người dùng (Page Experience & Core Web Vitals) cũng như độ uy tín của trang. Điều này nên tiến hành trước khi các yếu tố trên trở thành yếu tố quan trọng để xếp hạng website.
Xem ngay: chiến lược seo cho website
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số Core Web Vitals
Nếu muốn làm SEO tốt việc nắm rõ khái niệm và chỉ số làm thay đổi Core Web Vitals là gì là điều cơ bản. Ngay từ bây giờ tại sao bạn không tiến hành ngay, nhưng trước khi tiến hành cần chú ý những yếu tố có thể làm thay đổi Core Web Vitals, đó là:
- Đường truyền: Để nâng cao trải nghiệm người dùng tất nhiên yếu tố load trang rất quan trọng. Nếu load lâu quá người dùng out mất thì còn gì gọi là trải nghiệm tốt.
- Máy chủ có mạnh không: Nếu máy chủ phản hồi nhanh thì browser sẽ hiển thị nội dung đầu tiên sớm hơn, đem lại trải nghiệm tốt hơn.
- File có kích thước lớn: Với những file ảnh, có một số file có dung lượng vô cùng lớn vì thế hãy “bóp” dung lượng của chúng lại bằng cách nén ảnh, thay đổi định dạng.
- Giảm thiểu tối đa sự thay đổi của màn hình xuất hiện đầu tiên để hạn chế việc Core Web Vitals bị ảnh hưởng.
Nhìn chung Core Web Vitals là một yếu tố mới trong công cuộc làm SEO của các SEOer. Để làm SEO tốt không còn cách nào khác là chúng ta phải thích nghi. Tuy nhiên còn rất nhiều người không nắm vững các yếu tố, kỹ thuật để được Core Web Vitals đánh giá tốt nhất. Hãy yên tâm vì đã có dịch vụ của Hoàng Pr cân tất với mức chi phí rẻ nhất.
Trên đây là một số thông tin về Core Web Vitals là gì hy vọng hữu ích với các bạn. Hãy cập nhật để SEO web thật tốt nhé!